Bí Kíp Chăm Sóc Gà Chọi Sau Khi Đá Về Sao Cho Hiệu Quả

Bí Kíp Chăm Sóc Gà Chọi Sau Khi Đá Về Sao Cho Hiệu Quả

Bạn nghĩ rằng việc chăm sóc gà chọi sau khi đá về không quá quan trọng? Hay chỉ cần duy trì chế độ như bình thường là đủ? Những suy nghĩ này có thể làm hỏng những chú chiến kê mà bạn mất rất nhiều công sức để nuôi dưỡng và rèn luyện đấy.

Vì sao cần chú ý chăm sóc gà chọi sau khi đá về?

Dù vừa dành được chiến thắng hay thua sấp mặt trong các sới đấu, các chú chiến kê cũng cần được quan tâm đặc biệt. Việc chăm sóc gà chọi sau khi đá về không chỉ giúp những người bạn này nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà còn nhằm phát hiện ra những chấn thương nguy hiểm.

Trên thực tế, các vết thương có thể không nằm bên ngoài và dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Những cú đá có lực rất mạnh có thể gây vỡ xương hoặc gây ra các chấn thương nghiêm trọng cho nội tạng. Việc theo dõi sát sao sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm và có phương án can thiệp kịp thời.

Không ít những trường hợp xấu đã xảy ra khi kê sư nghĩ rằng gà chiến của mình chỉ mệt mỏi đơn thuần và bỏ qua giai đoạn vàng để cứu chúng. Các biến chứng, nhiễm trùng, viêm nhiễm, hoại tử hoặc thậm chí là tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Và bao nhiêu công sức chăm sóc, rèn luyện cũng như tiền bạc đầu tư sẽ biến mất chỉ sau những khoảnh khắc lơ là của bạn.

Vì sao cần chú ý chăm sóc gà chọi sau khi đá về?
Vì sao cần chú ý chăm sóc gà chọi sau khi đá về?

Hướng dẫn các bước chăm sóc gà chọi sau khi đá về cơ bản

Để chăm sóc gà chọi sau khi đá về, anh em cần thực hiện các bước cơ bản sau đây:

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể của gà

Sau khi vất vả chiến đấu tại các sới chọi, cơ thể của chiến kê sẽ bị lấm bẩn. Kê sư nên sử dụng khăn ẩm để lau nhẹ nhàng toàn bộ đầu, thân nhằm loại bỏ bụi bẩn, máu và các dịch nhầy nếu có. Cần lưu ý vệ sinh các bộ phận dễ bị viêm nhiễm như: mắt, mỏ, tai, hậu môn…

Ngoài ra, việc vệ sinh toàn bộ còn giúp anh em dễ dàng kiểm tra và phát hiện ra những vấn đề phát sinh nếu có. Vì vậy, cần làm sạch toàn bộ cơ thể từ đầu, cổ, khe cánh, lườn, bụng, phao câu… Đăc biệt phần chân có thể dùng nước để rửa sạch rồi mới tiến hàng kiểm tra các vết thương.

Dùng tay banh mỏ ra và đẩy vào sâu trong cổ họng để lấy toàn bộ phần đờm, dãi mắc và bụi bẩn mắc tại đây. Lặp lại nhiều lần cho đến khi phần cổ họng đã được sạch hoàn toàn.

Nhiều người lo lắng rằng việc này có thể khiến gà bị đau do các vết bầm tím trên cơ thể. Vì vậy, anh em cần làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh làm tổn thương bị nặng thêm trong quá trình xử lý.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể của gà
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể của gà

Kiểm tra thương tích và xử lý phù hợp

Những cú đá nguy hiểm trên sới đấu có thể gây ra các vết thương nghiêm trọng. Kể cả trong tình huống gà của bạn chủ động chiến đấu thì việc tung đòn cũng có thể khiến chúng phải đối mặt với các chấn thương ở vùng chân hoặc cánh.

Nếu phát hiện ra các vết thương, kê sư cần sử dụng dung dịch muối hoặc thuốc sát khuẩn để làm sạch. Sau đó bôi lên bề mặt bằng thuốc kháng sinh hoặc bột chống viêm để vết thương chóng lành. Đối với tình huống không có vết thương hở, có thể dùng rượu bóp để xoa toàn thân và massage cho chúng.

Giúp gà giữ ấm và nghỉ ngơi

Kê sư cần để gà được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, kín gió và giữ ấm cho chúng. Hạn chế tối đa ánh sáng chói trực tiếp vào gà hoặc nơi quá ồn ào. Điều này sẽ giúp gà được nghỉ ngơi một cách hiệu quả và mau chóng hồi phục.

Trong điều kiện thời tiết mùa đông lạnh giá, cần sử dụng bóng sưởi hoặc đèn sưởi cho gà. Còn mùa hè thì cần lưu ý giữ cho chuồng trại kín đáo nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát. Tốt nhất nên nhốt bu riêng, không để gà vừa đá ở chung với những con khác, tránh chúng đánh nhau và khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc hoặc tiêu kén nếu cần

Sau khi tham gia chiến đấu, các chú gà sẽ tiêu tốn rất nhiều thể lực. Việc sử dụng thuốc phù hợp sẽ giúp chúng nhanh chóng hồi phục . Một số loại thuốc có thể dùng trong hoàn cảnh này là: vitamin C, vitamin B, electrolyte, glucose hoặc các viên uống tổng hợp.

Nếu gà bị đau nhiều có thể sử dụng kén giúp tiêu sưng, giảm đau, chống phù nề. Thuốc có thể bổ sung qua đường uống hoặc sử dụng bơm để tiêm trực tiếp cho gà.

Về liều lượng và cách dùng, kê sư cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y hoặc nghiên cứu thật kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc dùng quá liều để tránh phản tác dụng và gây ra hậu quả đáng tiếc.

Bổ sung dinh dưỡng với chế độ phù hợp

Bên cạnh các thao tác chăm sóc gà chọi sau khi đá về, anh em còn cần lưu ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Thức ăn cho gà lúc này cần đa dạng với nhiều nhóm chất bao gồm: chất bột (cơm, gạo, cám, ngô…); protein (cá, tôm, tép, thịt…), chất xơ (các loại rau xanh).

Hạn chế cho gà ăn những loại thực phẩm khó tiêu như thóc, lúa, khoai sắn khô… Nếu gà khó khăn trong việc ăn uống thì nên hỗ trợ chúng bằng các loại thức ăn mềm, dễ nuốt.

Tìm hiểu thêm: Bí Kiếp Xem Ngày Đá Gà – Tuyệt Chiêu Giúp Chiến Thắng 100%

Những lưu ý chăm sóc gà chọi sau khi đá về

Dưới đây là một số tip cần lưu ý trong quá trình chăm sóc gà chọi sau khi đá về mà anh em cần quan tâm.

Những lưu ý chăm sóc gà chọi sau khi đá về
Những lưu ý chăm sóc gà chọi sau khi đá về
  • Thời gian theo dõi và hồi phục của gà trung bình khoảng từ 2 – 3 ngày. Sau khoảng thời gian này kê sư mới nên cho gà tập luyện trở lại.
  • Nên tái kiểm tra lần 2 vào ngày kế tiếp để chắc chắn về mức độ bị thương cũng như tiến triển của các vết thương ngoài da. Nếu thấy gà có các dấu hiệu lạ hoặc vết thương rỉ nước, dịch, cần liên hệ ngay với thú y hoặc người có nguyên môn để xử lý sớm.
  • Ngâm chân gà trong nước lạnh trong khoảng 2- 30 phút để giảm sưng do căng cơ khi bị quấn cựa quá lâu trong quá trình tham gia trận đấu.
  • Dùng dầu gió để massage chân gà mỗi ngày để giảm các triệu chứng gặp phải.
  • Nên cho gà sử dụng cám ấm và hạn chế uống nước lạnh. Nếu có điều kiện, có thể bổ sung thêm nước ấm có pha một chút mật ong hoặc chanh tươi.
  • Nên cho gà ăn cơm nóng trộn lẫn B1 nghiền để hồi phục sớm. Nếu gà không thể tự ăn thì có thể nấu cháo và sử dụng bơm để cho ăn trực tiếp.
  • Tuyệt đối không cho gà sử dụng chất kích thích trong quá trình phục hồi. Điều này sẽ khiến cho tình trạng của gà trở nên tồi tệ và khó hồi phục hơn
  • Không để gà bị đói nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều một lúc. Tốt nhất nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Đừng nghĩ rằng chúng tôi đang làm trầm trọng vấn đề, bởi các tình huống xấu nhất đều có thể xảy ra khi bạn không biết cách chăm sóc gà chọi sau khi đá về. Hãy thận trọng để có thể bảo vệ tốt nhất cho những chiến kê của bạn. Đừng quên liên tục cập nhật nhiều bí kíp đá gà hay từ truonggasavan nhé!